Loading [MathJax]/extensions/TeX/mathchoice.js

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

Luyện tập 2

Bài 1 : Giải các phương trình sau
a) 4x^3-10x^2+6x-1=0
b) 8x^3-36x+27=0
c) 2x(2x^2+x+3)+13x(2x^2-5x+3)=6(2x^2-5x+3)(2x^2+x+3)
d) x^4+2x^3+4x^2+2x+1=0
e) x^8-x^6+x^2-x+1=0
Bài 2 : Tìm dư của phép chia f(x^{100}) cho f(x)=x^{99}+x^{98}+..+x+1 (Trung Quốc 1981)
Bài 3 : Chứng minh với n \in \mathbb{N} thì x^2+x+1 là ước của (x+1)^{2n+1}+x^{n+2} (Belgium 1981)
Bài 4 : Cho n là số nguyên dương chứng tỏ rằng x^{2n}-x^n+1 không phải là bội của x^2+x+1
Bài 5 : Tìm số nguyên k để x+y+z là ước của x^3+y^3+z^3-kxyz với mọi x,y,z nguyên
Bài 6 : a) Chứng minh nếu f(x)=ax+b2 nghiệm phân biệt x_1,x_2 thì a=b=0
b) Chứng minh nếu f(x)=ax^2+bx+c3 nghiệm phân biệt x_1,x_2,x_3 thì a=b=c=0
Bài 7 : Vận dụng bài 6 . Chứng minh rằng :
\frac{a-b}{a+b}+\frac{b-c}{b+c}+\frac{c-a}{c+a}+\frac{(a-b)(b-c)(c-a)}{(a+b)(b+c)(c+a)}=0 (a,b,c đôi một không đối nhau )
Bài 8 : Giải các phương trình nghiệm nguyên sau :
a) x^2-y^2=2012
b) x^2-y^2=2011
c) (x^2+1)(y^2+1)+2(x-y)(1-xy)=4(xy+1)
d) (Ấn Độ ) (xy-7)^2=x^2+y^2
e) (Poland) x^2(y-1)+y^2(x-1)=1
f) (Nga) x^3-y^3=xy+61
h) (Romania) x^6+3x^3+1=y^4
g) (Mỹ) (x^2+y)(x^2+y(=(x-y)^3  |
l) x+y+z+xyz=xy+yz+xz+2
j) (Canada) \frac{1}{2}(x+y)(y+z)(z+x)+(x+y+z)^3=1-xyz
i) abc-d=1bcd-a=2
Bài 9 : Tìm tất cả các bộ ba số nguyên dương (x,y,z,t) sao cho
x^2+y^2+z^2+2xy+2x(z-1)+2y(z+1)=t^2
Bài 10 : Tìm x,y nguyên dương thỏa x^{2011}+y^{2011}=2013^{2011}
Bài 11 :  (Baltic) Tìm tất cả các bộ ba nguyên dương thỏa
x^2=2(y+z)x^6=y^6+z^6+31(y^2+z^2)
 Bài 12 : Tìm a,b,c nguyên dương thỏa (1+\frac{1}{a})(1+\frac{1}{b})(1+\frac{1}{c})=2

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016

Luyện tập số học

Chia hết
Bài 1 : Cho n là số nguyên dương ,chứng minh rằng (n+1)(n+2)...(2n) \vdots 2^n
Bài 2 : Cho x,y,z là ba số nguyên dương phân biệt . Chứng minh rằng :
(x-y)^5+(y-z)^5+(z-x)^5 chia hết cho 5(x-y)(y-z)(x-z)
Bài 3 : Chứng minh rằng n^3+5n chia hết cho 6 với n nguyên dương
Bài 4 : Chứng minh rằng A=1^n+2^n+3^n+4^n chia hết cho 5 khi và chỉ khi n không chia hết cho 4n nguyên dương
Bài 5 : (VMO 1983) cho n là số tự nhiên và n>3 . Chứng minh nếu 2^n=10a+b,(0<b<10) thì ab \vdots 6
Bài 6 : Cho a,m,n là các số nguyên dương và a \ne 1 . Chứng minh (a^n-1) \vdots (a^m-1) khi và chỉ khi n \vdots m
Bài 7 : Cho a,b là hai số nguyên dương và không nhỏ hơn 2 và có ước chung lớn nhất là 1 . Chứng minh nếu m,n là hai số nguyên dương thỏa a^n+a^n \vdots (a^m+b^m) thì ta cũng có n|m
Bài 8 : (Slovenia 1995) Cho a,b,c,d là các số nguyên . Chứng minh rằng
F=(b-a)(c-a)(d-a)(d-c)(b-d)(c-b) chia hết cho 12
Bài 9 : Cho a,b là các số tự nhiên không chia hết cho 5 . Chứng minh pa^{4m}+q^{4n}.b chia hết cho 5 khi và chỉ khi p+q chia hết cho 5 (m,n \in \mathbb{N^*})
Bài 10*: Chứng minh rằng 3^{4^5}+4^{5^6} là một tích của hai số nguyên mà mỗi số này lớn hơn 10^{2002}
Bài 11 : Cho số nguyên n \ge 2 . Hỏi tồn tại hay không số tự nhiên m sao cho n^{2001}<m<n^{2002}m có ít nhất 600 chữ số 0 tận cùng
Bài 12* : a) Chứng minh rằng tích n số nguyên liên tiếp chia hết cho n!
b)  Từ đó hãy chứng minh bài toán sau đây :
Cho k,m,n là các số nguyên dương sao cho m+k+1 là số nguyên tố lớn hơn n+1 . Đặt c_s=s(s+1) . Chứng tỏ rằng :
c_1.c_2...c_n là ước của \prod_{i=1}^n (c_{m+i}-c_k) (IMO 1967)
Bài 13 : Tìm n là số tự nhiên sao cho n!=2^{15}.3^6.5^3.7^2.11.13
Bài 14 : Tìm một số sao cho khi cộng số đó với (n^2-q)^p(n-1)^{p+1} thì được một số chia hết cho n
Bài 15 : Tìm a,b,c nguyên dương sao cho
\begin{cases} &a<b<c&\\&(abc-1) \vdots (a-1)(b-1)(c-1)& \end{cases}
Bài 16 : (Germany MO 1995) Cho x là một số thực sao cho x+\frac{1}{x} \in \mathbb{Z} . Chứng minh với mọi số nguyên n thì x^n+\frac{1}{x^n} \in \mathbb{Z}
Bài 17 : Cho  a,b nguyên dương và a+1,b+2007 đều chia hết cho 6. Chứng minh 4^a+a+b chia hết cho 6
Bài  18 : Tìm số nguyên dương lớn nhất x sao ch 23^{6+x} là ước của 2000!
Bài 19 * : Tìm tất cả các số nguyên dương a,b sao cho a+b^2 chia hết cho a^2b-1
Bài 20 : Cho P(x) là đa thức với hệ số nguyên và P(x) nhận giá trị bằng 7  với 4 giá trị nguyên khác nhau của x. Chứng minh P(x)-14 không có nghiệm nguyên

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

Japan MO 2014 Final

Problem  : Tìm tất cả các bộ ba (a,b,c) nguyên dương sao cho : 
                                                           2^a+3^b+1=6^c
                                                               Lời giải :
Xét a=1 thì ta có 3+3^b=6^c. Nếu b=1 suy ra c=1
b>1 thì v_3(6^c)=v_3(3^b+3)=1 suy ra c=1. Suy ra b=1 (mâu thuẫn)
a=2 thì được 3^b+5=6^c \equiv 0 \pmod{3} (vô lí)
a>2 thì ta có 6^c=2^a+3^b+1 \equiv 2,4 \pmod{8} suy ra c \in \{1,2\}
Nếu c=1 thì 2^a+3^b=5 (vô lí vì a>2)
Nếu  c=2 thì suy ra a=b=3
Vậy (a,b,c)=(1,1,1)=(3,3,2)

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

BỔ ĐỀ VỀ SỐ MŨ ĐÚNG VÀ MỘT SỐ ĐỊNH LÍ ,BỔ ĐỀ SỐ HỌC

Về số mũ đúng : Cho p là số nguyên tố ,a là số nguyên và \alpha là số tự nhiên. Ta nói p^{\alpha} là lũy thừa đúng của a\alpha là số mũ đúng của p trong khai triển của \alpha nếu p^{\alpha}|ap^{\alpha+1} \not | a
Khi đó ta viết p^{\alpha} ||a hay v_p(a)=\alpha
Ví dụ v_3(63)=263=3^2.7
Một số tính chất về cái này : Cho x,y,z là các số nguyên khi đó
i) v_p(xy)=v_p(x)+v_p(y)
ii) v_p(x^n)=n.v_p(x)
iii) v_p(x+y) \ge min\{v_p(x),v_p(y)\} . Xảy ra khi và chỉ khi v_p(x) \ne v_p(y)
iv) v_p(gcd(|x|,|y|,|z|))=min\{v_p(x),v_p(y),v_p(z)\}
v) v_p(lcm(|x|,|y|,|z|))=max\{v_p(x),v_p(y),v_p(z)\}
 Một số bổ đề : Bổ đề 1 : Cho x,y là các số nguyên và n là một số nguyên dương. Cho p là số nguyên tố bất kì sao cho gcd(n,p)=1,p|x-y,x \not | p ,y \not |p
Khi đó v_p(x^n-y^n)=v_p(x-y)
Bổ đề 2 :Cho x,y là các số nguyên và n là một số nguyên dương lẻ. Cho p là số nguyên tố bất kì sao cho gcd(n,p)=1,p|x+y,x \not | p ,y \not |p
Khi đó v_p(x^n+y^n)=v_p(x+y)
Bổ đề 3 : Cho x,y là các số nguyên và n là một số nguyên dương . Cho p là số nguyên tố (p>2) sao cho p|x-y,x \not | p ,y \not |p
Khi đó v_p(x^n-y^n)=v_p(x-y)+v_p(n)
Bổ đề 4 : Cho x,y là các số nguyên và n là một số nguyên dương  lẻ . Cho p là số nguyên tố (p>2) sao cho p|x+y,x \not | p ,y \not |p
Khi đó v_p(x^n+y^n)=v_p(x+y)+v_p(n)
Bổ đề 5 : Cho x,y là hai số nguyên lẻ sao cho 4|x-y khi đó v_2(x^n-y^n)=v_2(x-y)+v_2(n)
Bổ đề 6 : Cho x,y là hai số nguyên lẻ và n là số nguyên dương chẵn . Khi đó
v_2(x^n-y^n)=v_2(x-y)+v_2(x+y)+v_2(n)-1
MỘT SỐ ĐỊNH LÍ ,BỔ ĐỀ SỐ HỌC  (mấy cái Wilson,Fermat mình sẽ không đăng vì đã có nhiều)
Ta định nghĩa 1 : Cho số nguyên dương n. Số nguyên a được gọi là thặng dư bình phương mod n hay (số chính phương mod n) nếu tồn tại số nguyên x sao cho x^2 \equiv a \pmod{n}
Định nghĩa 2 : Giả sử p là một số nguyên tố lẻ , a là một số nguyên. Kí hiệu La-Grang (Legendre) (\frac{a}{p}) được xá định như sau
(a/p)=1 nếu gcd(a,p)=1a là số chính phương mod p
(a/p)-1 nếu gcd(a,p)=1a không là số chính phương
(a/p)=0 nếu p|a
Định lí 1 : Giả sử p là số nguyên tố lẻ . Khi đó phương trình x^2 \equiv a \pmod{p}
i) Chỉ có nghiệm khi x \equiv 0 \pmod{p} với a=0
ii) Vô nghiệm hoặc đúng hai nghiệm nếu p \not |a
Chú ý : Định lí này không đúng với p=2
Hệ quả : Giả sử p là số nguyên tố lẻ . Khi đó trong hệ thặng dư đầy đủ \{1,2,..,p-1\} có đúng \frac{p-1}{2} thặng dư bình phương và \frac{p-1}{2} không thặng dư bình phương mod p
Định lí 2 (Euler's criterion) Giả sử p là số nguyên tố lẻ ,gcd(a,p)=1 . Khi đó (a/p) \equiv a^{\frac{p-1}{2}} \pmod{p}
Định lí 3 : Cho p là số nguyên tố lẻ và a,b là các số nguyên dương sao cho gcd(a,p)=gcd(b,p)=1 Khi đó
i) Nếu p|a-b thì (\frac{a}{p})=(\frac{b}{p})
ii) (\frac{a}{p})(\frac{b}{p})=(\frac{ab}{p})
iii) (\frac{a^2}{p})=1
iv) (\frac{-1}{p})=1 khi p \equiv 1 \pmod{4}
(\frac{-1}{p})=-1 khi p \equiv 3 \pmod{4}
Định lí 4 : Giả sử gcd(x,y)=1 , a,b,c là các số nguyên p là ước nguyên tố của ax^2+bxy+cy^2 , p không là ước của abc thì A=b^2-4ac là thặng dư bậc hai mod p
Đặt biệt nếu p là ước của x^2-Ay^2gcd(x,y)=1 thì A là thặng dư bậc hai mod p
Bổ đề Gauss : Giả sử p là số nguyên tố lẻ ,a là số nguyên không chia hết cho p
Nếu trong số các thặng dư bé nhất của các số nguyên a,2a,3a,..,\frac{p-1}{2}s thặng dư lớn hơn \frac{p}{2} thì (\frac{a}{p})=(-1)^s
 Luật tương hỗ Gauss : Cho p,q là hai số nguyên tố lẻ phân biệt. Khi đó
i) Nếu có ít nhất một trong hai số có dạng 4k+1 thì p là số chính phương (mod p) khi và chỉ khi q là số chính phương (mod p)
ii) Nếu cả hai số đều có dạng 4k+3 thì p là số chính phương (mod q) khi và chỉ khi q là số chính phương (mod p)
Kí hiệu Jacobi : Định nghĩa 3 : Cho n là số nguyên dương lẻ với phân tích tiêu chuẩn
n=p_1.p_2..p_k . Với gcd(a,n)=1 thì ta định nghĩa các kí hiệu Jacobi như sau
(\frac{a}{n})=(\frac{a}{p_1})(\frac{a}{p_2})...(\frac{a}{p_k})
Luật tương hỗ : Nếu n,m là các số nguyên tố lẻ nguyên tố cùng nhau thì
(\frac{n}{m})(\frac{m}{n})=(-1)^{\frac{(n-1)(m-1)}{4}}

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

Romanian Master of Mathematics Competiton 2012

Problem : Chứng minh rằng tồn tại vô hạn số nguyên dương n thỏa mãn 2^{2^n+1}+1 chia hết cho n .
                                                                   Lời giải :
Ta có bổ đề
i)  Cho x,y \in \mathbb{Z},n là số nguyên dương lẻ và p là một số nguyên tố lẻ sao cho p|x+y
p \not | x,y ta có v_p(x^n+y^n)=v_p(x+y)+v_p(n)
Áp dụng bổ đề. Ta sẽ chứng minh rằng số nguyên dương a_n=3^n thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Áp dụng bổ đề trên ta có  
v_3(2^{a_n}+1)=v_3(3)+v_3(a_n)=k+1
v_3(2^{2^{a_n}+1}+1)=v_3(3)+v_3(2^{a_n}+1)=k+2
Như vậy a_n|2^{2^{a_n}+1}+1

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Về một định lí cơ bản

Định lí : Số a là hợp số nếu tồn tại một tích các số nguyên dương a_1a_2..a_n=A (n \ge 2) sao cho a là ước số của Aa>a_i với mọi i thuộc tập \{1,2,..,n\}
Thực ra định lí này rất hay và nhiều ứng dụng  cũng xem nhé :)
Bài 1 : Giả sử a=x^2+xy+3y^2 là một ước số của A=x^6-y^6 với x,y là các số nguyên dương. Chứng tỏ A là hợp số
Lời giải : Ta có A=x^6-y^6=(x^2-y^2)(x^2-xy+y^2)(x^2+xy+y^2)
Ta chứng minh được rằng a>x^2-y^2,a>x^2+xy+y^2>x^2-xy+y^2 áp dụng định lí trên ta có điều phải chứng minh
Bài 2 : Cho a,b,c là ba số nguyên dương đôi một phân biệt thỏa mãn a^3+b^3+c^3 chia hết cho k=a+b+c. Chứng minh k là hợp số
Xét a^3+b^3+c^3-3abc=(a+b+c)(a^2+b^2+c^2-ab-bc-ac) từ giả thiết đề bài suy ra 3abc \vdots k
k>3,k>a,k>b,k>c do đó áp dụng định lí ta có điều phải chứng minh
Tóm lại đó là hai ứng dụng cơ bản cho ta thấy được vẻ đẹp của định lí này :
BÀI TẬP  : 1) Cho a,b,c,d,e,f là các số nguyên dương . Giả S=a+b+c+d+e+f là ước số chung của abc+defab+bc+ac-de-ef-fd. Chứng minh S là một hợp số
2) Cho n là số tự nhiên thỏa mãn n^2+2 là ước nguyên tố của n^8-1. Chứng minh n=1

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Mở rộng Canada 1979

Problem : Cho x_0<x_1<...<x_n là các số tự nhiên. Chứng tỏ :
A=\frac{1}{[x_0,x_1]}+\frac{1}{[x_1,x_2]}+...\frac{1}{[x_n,x_{n-1}]} \le \frac{2^n-1}{2^n}
                                                                Lời giải :
Ta sẽ chứng minh nó bằng quy nạp
+Với n=1 thì bạn đọc tự chứng minh bất đẳng trên đúng
+Giả  sử bất đẳng thức trên đúng trên với n \ge 1
Ta sẽ chứng minh trên cũng đúng với n+1
Ta xét 2 trường hợp :
Trường hợp 1 :x_{n+1} \ge 2^{n+1} \Rightarrow [x_n,x_{n+1}] \ge x_{n+1} \ge 2^{n+1}
Theo giả thiết quy nạp thì :
A+\frac{1}{[x_n,x_{n+1}]} \le \frac{2^n-1}{2^n}+\frac{1}{2^{n+1}}=\frac{2^{n+1}-1}{2^{n+1}}
Trường hợp 2 : x_{n+1}<2^{n+1}
Ta có đẳng thức sau [a,b].(a,b)=ab . Do (a,b)|b nên suy ra :
\frac{1}{[a,b]}=\frac{(a,b)}{ab} \le \frac{1}{a}-\frac{1}{b}
Nên : A+\frac{1}{[x_n,x_{n+1}]} \le \frac{1}{x_0}-\frac{1}{x_1}+\frac{1}{x_1}-\frac{1}{x_2}+...+\frac{1}{x_n}-\frac{1}{x_{n+1}}
\Rightarrow \frac{1}{x_0}-\frac{1}{x_{n+1}}<1-\frac{1}{2^{n+1}}=\frac{2^{n+1}-1}{2^{n+1}}
Bất đẳng thức được chứng minh.

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

x!+y!=3^n.n!

Problem : Tìm bộ ba nghiệm tự nhiên của phương trình : x!+y!=3^n.n!
                                                                Lời giải : 
Ta gọi phương trình trên là phương trình (1). Dễ thấy n \ge 1 . Vì vai trò x,y bình đẳng nên ta có thể giả sử y \ge x
Trường hợp 1 : x \le n
Ta có (1) \Leftrightarrow 1+\frac{y!}{x!}=\frac{3^n.n!}{x!} (2)
Suy ra 1+\frac{y!}{x!} \equiv 0 \pmod{3} . Để ý tích 3 số nguyên liên tiếp chia hết cho 3n \ge 1. Suy ra x<y \le x+2
-Nếu y=x+2 thì từ (2) ta có 1+(x+1)(x+2)=\frac{3^n.n!}{x!} (3) . Để ý tích 2 số nguyên liên tiếp chia hết cho 2 . Từ (3) suy ra n \le x+1 nên với n=x thì từ (3) ta được  (x+1)(x+2)+1=3^x hay x^2+3x+3=3^x (4)
x \ge 1 nên theo (4) thì x \equiv 0 \pmod{3} \Rightarrow x \ge 3 .Từ (4) ta có
-3=x^2+3x-3^x \equiv 0 \pmod{9} (vô lí). Suy ra n \ne x
Với n=x+1 từ (3) ta có 1+(x+1)(x+2)=3^n(x+1) . Từ đó suy ra x=0 dẫn đến y=2n=1
-Nếu y=x+1 thì từ (2) ta có : x+2=3^n.\frac{n!}{x!} (5) . Cộng với việc để ý n \ge 1 thì theo (5) ta thấy ngay x \ge 1 . Do đó x+2 \equiv 1 \pmod{x+1} . Từ đó theo (5) dẫn đến việc n=x
Ta đưa về phương trình theo (5) \Leftrightarrow x+2=3^x . Đến đây ta dễ dàng thu được (x,y,n)=(1,2,1)
Trường hợp 2 : x>n
Khi đó (1) \Leftrightarrow \frac{x!}{n!}+\frac{y!}{n!}=3^n (7) . Để ý rằng n+1,n+2 không thể đồng  thời là lũy thừa của 3 nên từ (7) suy ra x=n+1
Phương trình được viết lại thành : n+1+\frac{y!}{n!}=3^n (8). Vì y \ge x \Rightarrow y \ge n+1
Đặt A=\frac{y!}{(x+1)!}
Khi đó có thể viết (8) lại thành (n+1)(1+A)=3^n (9)
Rõ ràng nếu y \ge n+4 thì A \equiv 0 \pmod{4} vì thế A+1 không thể là một lũy thừa của 3 nên từ (9) suy ra y \le n+3
Nếu y=n+3 thì A=(n+2)(n+3) nên từ (9) ta có (n+1)[1+(n+2)(n+3)]=3^n hay (n+2)^3-1=3^n (10). Ta đặt n+2=3k+1 với k \ge 2 khi đó (10) được viết lại thành 9k(3k^2+3k+1)=3^{3k-1} vô lí vì 3k^2+3k+1 không là lũy thừa của 3
Nếu y=n+2 thì  A=n+2 do đó từ (9) ta có (n+1)(n+3)=3^n (dễ thấy phương trình vô nghiệm vì gcd(n+1,n+3)=1)
Nếu y=n+1 thì ta có A=1 từ (9) ta có 2(n+1)=3^n vô lí vì một bên lẻ một bên chẵn
Kết luận : Vậy (x,y,n)=(0,2,1);(2,0,1);(1,2,1);(2,1,1)

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

APMO 2011

Problem : Cho các số nguyên a,b,c. Chứng minh rằng không thể đồng thời xảy ra đồng thời ba số a^2+b+c,b^2+a+c,c^2+a+b đều là những số chính phương.
                                                                Lời giải :
a,b,c có tính đối xứng nhau nên ta có thể giả sử a \ge b \ge c
Ta có a^2+b+c>a^2 nên suy ra a^2+b+c \ge (a+1)^2 (do a^2+b+c là số chính phương)
Suy ra b+c \ge 2a+1. Mà ta có 2a \ge b+c suy ra 2a \ge 2a+1 (vô lí)
Hoàn tất chứng minh.

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

Balkan MO 2005

Problem : Tìm tất cả các số nguyên tố p sao cho p^2-p+1 là lập phương của một số tự nhiên.
Đặt p^2-p+1=a^3 với a \in \mathbb{N^*}
Khi đó p(p-1)=(a-1)(a^2+a+1) (1)
Xét  trường hợp nếu a=pk+1 với k \in \mathbb{N}
Từ (1) ta có p^2-p+1=(pk)^3+(pk)^2+3(pk)+1 với k \ge 2 thì VP>VT do đó k=0 hoặc k=1
Với k=0 thì suy ra p(p-1)=0 (vô lí)
k=1 thì p^2-2p+4=0 . Phương trình này vô nghiệm
Trường hợp p|(a^2+a+1) (2) ta có theo (1) thì a-1|p(p-1)  suy ra a-1|(p-1) do gcd(p,a-1)=1
Đặt p=(a-1).z+1 với z là số tự nhiên. Theo (2) thì \frac{a^2+a+1}{az-z+1} \in \mathbb{Z}
Hay (a^2+a+1)z \vdots ((a-1)z+1)
Hay (az-z+1)|(3z-2-a) (3)
Ta chia thành các trường hợp sau :
Trường hợp 1 : 3z-2-a \ge az-z+1 \Leftrightarrow z(4-a) \ge a+3
Dễ thấy 2 \le a \le 3 . Nếu a=2 thì p(p-1)=7 phương trình này vô nghiệm nguyên tố
a=3 thì p(p-1)=26 phương trình này cũng vô nghiệm nguyên tố
Trường hợp 2 : 2+a-3z \ge az-z+1 \Leftrightarrow z(2+a) \le a+1 vô lí do 2+a>a+1
Trường hợp 3 : 3z-2-a=0 nên a=3z-2 khi đó p=3z(z-1)+1a^2-a+1=9z^2-9z+3
Suy ra a^2+a+1=3p
Từ (1) ta có p-1=3(a-1) \Leftrightarrow z=1 hoặc zz=3
Nếu z=1 thì dễ thấy trường hợp này vô lí
z=3 thì p=3a-2 khi đó (1) \Leftrightarrow 9a^2-15a+7=a^3
Giải phương trình này cho ta a=1 hoặc a=7
Thử lại cho ta a=7 thỏa mãn vì khi đó thì p=19
Vậy số nguyên tố p thỏa mãn bài toán là p=19