Processing math: 100%

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Về một định lí cơ bản

Định lí : Số a là hợp số nếu tồn tại một tích các số nguyên dương a_1a_2..a_n=A (n \ge 2) sao cho a là ước số của Aa>a_i với mọi i thuộc tập \{1,2,..,n\}
Thực ra định lí này rất hay và nhiều ứng dụng  cũng xem nhé :)
Bài 1 : Giả sử a=x^2+xy+3y^2 là một ước số của A=x^6-y^6 với x,y là các số nguyên dương. Chứng tỏ A là hợp số
Lời giải : Ta có A=x^6-y^6=(x^2-y^2)(x^2-xy+y^2)(x^2+xy+y^2)
Ta chứng minh được rằng a>x^2-y^2,a>x^2+xy+y^2>x^2-xy+y^2 áp dụng định lí trên ta có điều phải chứng minh
Bài 2 : Cho a,b,c là ba số nguyên dương đôi một phân biệt thỏa mãn a^3+b^3+c^3 chia hết cho k=a+b+c. Chứng minh k là hợp số
Xét a^3+b^3+c^3-3abc=(a+b+c)(a^2+b^2+c^2-ab-bc-ac) từ giả thiết đề bài suy ra 3abc \vdots k
k>3,k>a,k>b,k>c do đó áp dụng định lí ta có điều phải chứng minh
Tóm lại đó là hai ứng dụng cơ bản cho ta thấy được vẻ đẹp của định lí này :
BÀI TẬP  : 1) Cho a,b,c,d,e,f là các số nguyên dương . Giả S=a+b+c+d+e+f là ước số chung của abc+defab+bc+ac-de-ef-fd. Chứng minh S là một hợp số
2) Cho n là số tự nhiên thỏa mãn n^2+2 là ước nguyên tố của n^8-1. Chứng minh n=1

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét